Chuyên mục lưu trữ: Vải sợi

QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẢI DỆT KIM

Tìm hiểu về quy trình

Cùng tìm hiểu Quy trình sản xuất vải dệt kim tại một nhà máy sử dụng công nghệ, quy trình nhuộm phổ thông.

Trong quy trình sản xuất vải dệt kim, trước hết công ty nhập sợi về, sau đó chuyển qua công đoạn mắc sợi. Sau đó chuyển sang hồ rồi mới đưa qua hệ thống máy dệt để thực hiện công đoạn dệt.
Tại công đoạn dệt này, quy trình sản xuất vải dệt kim được bắt đầu với các máy dệt tự động công nghệ cao dưới sự điều khiển của các kỹ sư và công nhân lành nghề. Sợi được đan với nhau theo một quy trình đã được định sẵn để đảm bảo theo đúng kiểu vải dệt mong muốn. Máy dệt được lập trình để kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất vải dệt kim, điều này đảm bảo sự đồng nhất cho toàn bộ mẻ dệt trong suốt quy trình dệt.Dây chuyền máy dệt kim tự động

Sau quy trình sản xuất vải dệt kim, chúng ta có những cây vải mộc. Đây là nguyên liệu đầu vào của quy trình nhuộm. Vải sau khi dệt được chuyển qua bộ phận mộc để nối các đầu cây lại với nhau, phân theo cùng loại cùng khổ. Sau đó vải được đưa vào máy dùng để giũ hồ, sở dĩ ta phải giũ hồ vì trong vải mộc có chứa nhiều tạp chất hồ như hồ tinh bột, chất làm mềm, chất bôi trơn…Vải thô sau quá trình dệt xong còn gọi là vải mộc 

Sản phẩm vải mộc sau quá trình dệt (vải dệt kim) còn chứa nhiều tạp chất, hồ, dầu mỡ… Vì vậy tất cả các sản phẩm vải mộc đều khô cứng khó thấm các dung dịch hóa chất khác cho nên rất khó nhuộm màu, mặc khác lại chưa có độ trắng cần thiết cho nên cần xử lý vải trước khi chuyển sang quy trình nhuộm. Mục đích của công nghệ tiền xử lý là làm sạch các tạp chất để tăng khả năng nhuộm màu, đảm bảo sản phẩm nhuộm đều màu sâu màu và màu được tươi trong quy trình nhuộm kín.

2. Quy trình nhuộm vải dệt kim 

Xưởng nhuộm công ty có các máy nhuộm thường áp và cao áp tự động theo chương trình nhuộm được thực hiện hoàn hảo hơn, đảm bảo màu đều hơn, sâu hơn, nâng cao độ bền màu và chống chạy màu…Với các thiết bị nhuộm kín tạo ra quy trình nhuộm đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng màu sắc của sản phẩm vải dệt kim bền đẹp và phong phú về chủng loại. Hệ thống dây chuyền nhuộm sẵn sàng 

Quá trình nhuộm vải dệt kim là quá trình kỹ thuật được hình thành bởi các yếu tố: vật liệu nhuộm, thuốc nhuộm nhuộm sử dụng nhiệt độ, các chất phụ trợ, áp suất, dung tỷ nhuộm, thiết bị và phương pháp tiến hành nhuộm. Mỗi loại vật liệu, sản phẩm sẽ có một qui trình và công thức nhuộm riêng tối ưu cho loại vật liệu, sản phẩm đó. Đây là công đoạn quan trọng nhất, nó quyết định màu sắc của sản phẩm và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Vì vậy, để tạo ra đúng màu sắc mà khách hàng yêu cầu, trong quy trình nhuộm này trước tiên đội ngũ kỹ sư hóa sẽ phải test màu trên vải cho tới khi giống hệt mầu của khách hàng. Mỗi kết quả đạt được sẽ có một công thức màu nhất định. Sau khi có công thức màu, đội ngũ kỹ sư dệt nhuộm sẽ chuyển công thức đó được triển khai thực hiện trong quá trình nhuộm.

CÁC LOẠI SỢI VẢI

CÁC LOẠI SỢI VẢI

1.Sợi bông – cotton

Sợi bông được làm từ cây sợi bông – một giống cây trồng rất lâu đời. Trong ngành may mặc và chế biến người ta phân biệt các loại bông trước tiên theo chiều dài của sợi, sau đó đến mùi, màu và độ sạch của cuộn sợi. Sợi bông càng dài thì càng có chất lượng cao.

Sợi bông là loại sợi thiên nhiên có khả năng hút/ thấm nước rất cao; sợi bông có thể thấm nước đến 65% so với trọng lượng. Sợi bông có khuynh hướng dính bẩn và dính dầu mỡ, dù vậy có thể giặt sạch được. Sợi bông thân thiện với da người (không làm ngứa) và không tạo ra các nguy cơ dị ứng việc khiến cho sợi bông trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may.

Sợi bông không hòa tan trong nước, khi ẩm hoặc ướt sẽ dẻo dai hơn khi khô ráo. Sợi bông bền đối với chất kềm, nhưng không bền đối với acid và có thể bị vi sinh vật phân hủy. Dù vậy khả năng chịu được mối mọt và các côn trùng khác rất cao. Sợi bông dễ cháy nhưng có thể nấu trong nước sôi để tiệt trùng.

Lãnh vực chính của sợi bông là việc ứng dụng trong ngành may mặc. Ngoài ra, sợi bông còn được dùng làm thành phần trong các chất liệu tổng hợp.

2. Sợi len – wool

Len hay sợi len là một loại sợi dệt thu được từ lông cừu và một số loài động vật khác, như dê, lạc đà… Len cung cấp nguyên liệu để dệt, đan, chế tạo các loại áo len là mặt hàng áo giữ ấm thông dụng trên thế giới, nhất là những nước có khí hậu lạnh. Len có một số phụ phẩm có nguyền gốc từ tóc hoặc da lông, len có khả năng đàn hồi và giữ không khí và giữ nhiệt tốt. Len bị đốt cháy ở nhiệt độ cao hơn bông và một số sợi tổng hợp.

Người ta sản xuất len bằng dụng cụ quay các sợi lông cừu lại với nhau hay bện lại thành một liên kết sợi. Chất lượng của len được xác định bởi đường kính sợi, quá trình uốn, năng suất, màu sắc, và độ bền trong đó đường kính sợi là chất lượng quan trọng nhất để xác định đặc tính và giá cả.

3. Lụa – Tơ tằm

Có 4 loại tơ tằm tự nhiên, tơ của tằm dâu là loại được sản xuất nhiều chiếm 95% sản lượng trên thế giới. Sợi tơ tằm được tôn vinh là “Nữ Hoàng” của ngành dệt mặc dù sản lượng sợi tơ sản xuất ra thấp hơn nhiều so với các loại sợi khác như: bông, đay, gai… nhưng nó vẫn chiếm vị trí quan trọng trong ngành dệt, nó tô đậm màu sắc hàng đầu thế giới về mốt thời trang tơ tằm.

Đặc điểm chủ yếu của tơ là chiều dài tơ đơn và độ mảnh tơ. Sợi tơ có thể hút ẩm, bị ảnh hưởng bởi nước nóng, axit, bazơ, muối kim loại, chất nhuộm màu. Mặt cắt ngang sợi tơ có hình dạng tam giác với các góc tròn. Vì có hình dạng tam giác nên ánh sáng có thể rọi vào ở nhiều góc độ khác nhau, sợi tơ có vẻ óng ánh tự nhiên.

Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người cầm có thể cảm nhận được vẻ mịn và mượt mà của lụa không giống như các loại vải dệt từ sợi nhân tạo. Quần áo bằng lụa rất thích hợp với thời tiết nóng và hoạt động nhiều vì lụa dễ thấm mồ hôi. Quần áo lụa cũng thích hợp cho thời tiết lạnh vì lụa dẫn nhiệt kém làm cho người mặc ấm hơn.

4. Polyester (PES)

Polyester là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (nguồn gốc từ dầu mỏ). Quá trình hóa học tạo ra các polyester hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp. Có bốn dạng sợi polyester cơ bản là sợi filament, xơ, sợi thô, và fiberfill.

Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, vật liệu cách điện… Sợi Polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với các loại sợi truyền thống là không hút ẩm, nhưng hấp thụ dầu. Chính những đặc tính này làm cho Polyester trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của Polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. Vải Polyester không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo dãn. Nó cũng dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc. Vải Polyester là vật liệu cách nhiệt hiệu quả, do đó nó được dung để sản xuất gối, chăn, áo khoác ngoài và túi ngủ.

5. Elastane (EL) – Spandex

Elastane, vùng bắc Mỹ người ta gọi là Spandex, tại các quốc gia khác được gọi là Elastane, là sợi nhân tạo. Elastane là một khối co-polymer bao gồm Polyurethane và Polyethylene glycol. Urethane tạo thành các đoạn đơ, dãn xếp thành hàng kết nối với nhau bằng lực valency để tạo thành loại sợi này.

Elastane có đặc tính là khả năng kéo dãn cao; từ 500 đến 700%, giữ hình dạng lâu dài, ít thấm hơi ẩm, không tích điện, không tạo xơ hay thắt nút trên bề mặt, nhẹ, trơn và dễ nhuộm. Loại sợi này có độ co dãn cao, tượng tự như cao su nhưng chắc và bền hơn.

Với những đặc tính trên Elastane được dùng làm quần áo có độ co dãn cao hoặc vừa vặn ôm lấy cơ thể. Các loại này thường là quần áo thể dục thể thao, quần áo chống nắng, đồ lót, vớ tất, quần áo tắm… Để thoải mái hơn người ta thường trộn lẫn sợi Elastane với các loại sợi khác (thí dụ 80% Polyamide (Nylon) và 20% Elastane) để cho ra sản phẩm thích hợp.

6. Polyamide (PA) – Nylon

Nylon (hóa học: Polyhexamethylen adipin acid amide) là loại sợi nhân tạo đầu tiên được sản xuất ra từ Carbon, nước và không khí.

Nhiều người cho rắng từ Nylon xuất phát từ N Y (New York) và Lon (London), là các nơi mà Nylon được sản xuất lần đầu tiên. Ngoài ra còn có một giải thích khác cho tên Nylon là nhà phát minh ra chất liệu này, Wallace Carothers đã vui mừng vì thành công và kêu lên “Now You Lousy Old Nipponese, hoặc là Now You Look Old Nippon”, sự vui mừng vì cuối cùng cũng làm ra được một sản phẩm có thể cạnh tranh với sản phẩm tơ lụa thiên nhiên. Và người ta lấy những chữ cái đầu để gọi là Nylon.

7. Polypropylen (PP)

Polypropylen là một loại polymer là sản phẩm của phản ứng trùng hợp Propylen.

Polypropylen có tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ. PolyPropylen trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ. PP chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC, có tính chất chống thấm oxy, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.

Với đặc tính trên, PP được dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm, lương thực, ngũ cốc. PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.

8. Acetate (CA)

Acetate là từ dùng gọi sợi từ chất liệu cellulose – acetate. Cellulose-Acetate có tính dẻo cao, nhưng không bền và bị hư hại trong các loại acid, đặc biệt các loại acid vô cơ như Sulfuric acid, cũng như các chất kềm.

Cellulose acetate được dùng làm sợi để chế biến thành vải. Vải chất liệu này nhìn rất giống lụa thiên nhiên (nên acetate còn gọi là lụa nhân tạo) và tạo cảm giác cũng giống như vậy. Chất liệu này ít nhăn, dễ chăm sóc, ít bị trương nở, ít thấm nước.

Với tính chất trên, CA thường được dùng làm áo mưa, dù che, sơ mi, áo phụ nữ, áo đầm, vải lót, vải may cà vạt, đồ lót phụ nữ… Vì không chịu được chất kềm nên tránh dùng các loại bột giặt (tẩy) có độ kềm cao với loại sợi này. Để bảo quản độ bóng như lụa, vải Cellulose-Acetate chỉ nên giặt với nước ấm và chỉ nên ủi mặt trong của quần áo lúc còn đang ẩm.

9. Polyetylen (PE)

Polyetylen là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm etylen (C2H4) liên kết nhau. Polyetylen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua.

Polyetylen không tác dụng với các dung dịch axít, kiềm, thuốc tím và nước brôm. Ở nhiệt độ cao hơn 70oC PE hòa tan kém trong các dung môi như toluen, xilen, amilacetat, tricloetylen, dầu thông, dầu khoáng… Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, aceton, ête etylic, glicerin và các loại dầu thảo mộc.

10. Viscose (CV) – Rayon

Viscose được tạo ra từ những vật liệu có nguồn gốc cellulose (bột gỗ, vải vụn…) và trải qua quá trình xử lý để tạo thành sợi vải, vì vậy, về bản chất, viscose hoàn toàn tương tự như cotton, chỉ khác biệt ở 1 số tính chất vật lý và hoá học.

Trong qui trình sản xuất Viscose các phân tử cellulose nguyên thủy được kết cấu lại. Viscose vì thế được gọi là sợi tái tạo và được xếp vào dòng sợi hóa học.

Cấu trúc tinh thể trong viscose nhỏ hơn cotton 4 – 5 lần và mức độ định hướng thấp hơn. Sợi viscose yếu hơn sợi cotton. Sợi viscose sẽ trở nên mềm hơn và dẻo hơn khi bị ướt. Độ bền viscose khi ướt thấp hơn 50% khi khô. Vì có mức độ tinh thể hoá thấp và mức độ chịu tác động cao nên viscose dễ bị phồng lên khi ướt và nở ra trên 20%.

Sợi tơ viscose bóng hơn cotton và thân có hình trụ tròn hơn cotton. Viscose phản ứng với chất hoá học nhanh hơn cotton và phản ứng cả trong những điều kiện mà cotton tỏ ra khá bền như dung dịch kiềm đặc lạnh hay loãng nóng.

11. Sợi CM / Sợi CD

Là sợi 100% cotton chải kỹ (sợi CM); 100% cotton chải thô (CD). Sơi này hút ẩm tốt, dễ chịu khi tiếp xúc với da người. Thường dùng để dệt các loại vải mềm, đố lót.

12. Sợi TCM / Sợi TCD (Tetron cotton)

TC là sợi với thành phần bao gồm 65 % PE và 35 % cotton chải kỹ (TCM); 65 % PE, 35 % cotton chải thô (TCD). Sợi này dễ dễ chịu khi tiếp xúc với da người, chịu là (ủi) phẳng, giặt dễ sạch và chóng khô, phù hợp dệt vải áo quần.

13. Sợi CVC (Chief Value of Cotton)

Là sợi với thành phần chính là cotton; ví dụ CVC 65% cotton và 35% PE. Vải sợi pha này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành nên nó là sợi cotton và PE.

14. Sợi TR (Tetron Rayon)

Là sợi với thành phần bao gồm PE và Viscose; ví dụ TR 65 % PE và 35 % Viscose. Vải sợi pha này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành nên nó là sợi PE và sợi Viscose.

15. Sợi Đặc Biệt

Là sợi pha giữa hai hoặc nhiều thành phần nguyên liệu acrylic, cotton, viscose, nylon…

CÁCH NGƯỜI NHẬT DỆT LOẠI VẢI CỰC BỀN

Bề mặt vải dệt Ushikubi (Nguồn: 着物カルチャー研究所)

Vải dệt Ushikubi nổi tiếng với chất vải sáng bóng và độ bền cao.

Vải dệt làng Ushikubi là gì?

Vải dệt Ushikubi có xuất thân từ thành phố nhỏ Hakusan (xưa là làng Ushikubi) ở tỉnh Ishikawa phía Tây Nhật Bản, nổi tiếng với chất vải sáng bóng và độ bền cao bất chấp việc được dệt từ tơ tằm.

Loại vải này được quảng cáo là bền tới mức còn có thể gọi là Kuginuki-tsumugi (釘抜紬, loại vải lụa có thể nhổ cả đinh), vì ngay cả đinh cũng sẽ bật ra khỏi tấm vải Ushikubi.

Tương truyền, vào năm Bảo Nguyên thứ 4 (1159), trong đợt bạo loạn thời Heiji, có hai vợ chồng nọ đã tới chân núi Hakusan làng Mushikubi để lánh nạn. Người vợ đã truyền cho dân làng nơi đây nghề dệt vải tơ tằm; từ đó sản phẩm vải dệt bền của làng Ushikubi ra đời và nổi tiếng khắp cả nước.

Tuy trong thời kì Thế chiến thứ hai, việc sản xuất các sản phẩm thủ công của Nhật nói riêng và vải dệt Ushikubi đã từng có lúc ngừng hẳn, nhưng sau chiến tranh, các ruộng dâu và nghề nuôi tằm đã được khôi phục và làng Ushikubi đã hoạt động trở lại. Vào năm 1988 (năm Chiêu Hòa thứ 63), vải dệt làng Ushikubi đã được công nhận là “Sản phẩm thủ công truyền thống quốc gia”.

Đây là cách người Nhật dệt loại vải cực bền: Đóng đinh vào cũng bị bật ra! - Ảnh 1.

Một vật dụng làm từ vải dệt Ushikubi.

Vải dệt Ushikubi có gì khác với vải tơ tằm thông thường?

Vải dệt Ushikubi khác với vải dệt hay lụa tơ tằm thông thường ở chỗ chúng được dệt từ những kén tằm do hai con tằm cùng nhả ra một lúc chứ không phải một (còn được gọi là Tamamayu 玉繭, Hán Việt: Ngọc kiển).

Do loại kén trên sẽ tạo ra hai đường tơ quấn vào nhau khi dệt và rất dễ bị rối nếu không được xe sợi bởi thợ lành nghề, nên chúng cũng còn từng được gọi là Kuzumayu くず繭 (kén tằm thừa/ bỏ đi).

Tuy nhiên, với kĩ năng “mài” tơ bằng tay của thợ thủ công cộng với máy dệt Zaguriseishi (座繰製糸, dệt trên khung quay tơ lắp bánh răng để tăng tốc độ quay), sợi tơ tằm đã trở thành một loại vải rất bền, có độ đàn hồi cao và co giãn rất tốt.

Với độ bền cao, chất vải thoáng khí và sự mềm mại, bóng đẹp, vải dệt thủ công Ushikubi không chỉ được sử dụng làm Kimono hay Obi (khăn thắt lưng cho Kimono), mà ngay cả một số bộ sưu tập thời trang Paris cũng sử dụng vải dệt này để may trang phục phương Tây hiện đại.

Ngoài ra, vải Ushikubi cũng có thể được dùng để may các đồ dùng hàng ngày bằng vải như ví, túi đựng bút… rất phù hợp để làm làm quà lưu niệm bởi màu nhuộm và hoa văn trang nhã cũng như độ chắc bền, khó sờn của vải.

Sưu tầm